1/ 23 tháng chạp:
Mâm cúng tiễn ÔNG TÁO bao giờ cũng là bình trà bốc khói với dĩa thèo lèo.
Hồi đó tới giờ cứ đến gần 23 tháng chạp là chồng vợ nhắc nhau mua thèo lèo chuẩn bị cúng kiếng mà không hề thắc mắc tại sao nhà mình chỉ cúng thèo lèo. Hôm qua hỏi anh xã, anh cũng ngớ ra... a.. nếp nghĩ "ô tô ma tích" cứ thế mà cúng chứ không biết tại sao vì sao.
2/ 29 tháng chạp (nếu là tháng thiếu chỉ có 29 ngày) hoặc 30 tháng chạp nếu là tháng đủ 30 ngày:
Cúng rước ÔNG TÁO
Và thỉnh mời ÔNG BÀ ghé nhà. Năm nay mâm cúng rước ông bà toàn là đồ mua ngoài chợ.
3/ Giao thừa: Cũng vẫn là thèo lèo trên mâm cúng đón rước năm mới vào nhà.
Năm nay đi làm về đã quá giao thừa. Thấy anh xã nấu nước cúng nên ỉ i, ... tới hồi bước ra để cùng cúng thì mới hay rằng anh chỉ rót nước cho bàn thờ gia tiên nhà anh... thế là vợ hỏa tốc bày mâm cúng và tự cúng... hì... hì ... cái đồng hô tích tắc tích tắc mấy lời bình phẩm... he.. he..
4/ Cúng ngày đầu năm:
Với nhà này mâm cúng năm nào cũng đơn sơ như bữa cơm thường nhật - canh khổ qua hầm, món kho phải có đậu có đậu bắp (hic.. năm nay không có đậu bắp).
Anh xã hay trêu: "khổ qua đây, khổ qua đi", "đậu đậu đây, đậu bắp đây... đậu đậu .. kính thỉnh chư vị Ông Bà ghé nhà chứng giám lòng thành kính của vợ con mà cho suốt năm khổ qua .. mà cho đậu chứ không rớt mà đậu nào cũng chắc hột đậu bắp"... hi.. hi.. mới đầu nghe chồng trêu thì đây cũng hơi quạo bởi vì bày mâm khấn cúng tuy rằng đơn sơ nhưng lòng thành kính ăm ắp vậy mà bị nhại thành chế giễu thành ra việc cúng kiến giảm mức độ thiêng liêng, nhưng nghe lâu nghe hoài thì thấy cũng quen và cũng thấy chở trong đó lời cầu xin.
4/ Cúng tất mùng 3 tết:
Mâm cơm tiễn Ông Bà và bánh tét
Hỏi sao phải cắt bánh tét cúng trong ngày này. Không biết, cứ nếp nghĩ cũ cứ thế mà theo.
Hai vợ chồng ngồi cười khì khì khi nhắc lại câu ' không biết, cứ nếp nghĩ cũ... cứ thế mà theo, không thắc mắc'...
- không biết có bao nhà cứ thế mà theo như mình không hả anh?
-- chắc là cũng có và chắc chắn cũng sẽ có vài người vẫn còn tin về những kiêng kị kiểu như bà. Tại sao ngày tết quét nhà chỉ gom vô 1 nơi chờ cúng mùng 3/cúng tất xong rôi mới hốt bỏ thùng rác?.. Có kiêng quét nhà hốt rác thì có giảm chi xài không hè... he.. he.. vậy mà vợ tui cứ ...
- vậy chứ ai nét mặt căng thẳng bảo vợ: 'em ơi mua chậu vạn thọ khác anh đem vô thay cho 2 chậu bông vừa đem vô nhà Ba Má, bởi vì anh sơ ý tưởng độ cao của cốp xe vừa với cái chậu nào dè cây vạn thọ cao hơn nên khi đóng cốp xe làm gãy bông hết trơn '
-- anh hoảng là bởi vì sợ Ba Má lo âu - Đối với mọi nhà, cái tên bông vạn thọ như là một điều ước, nhè chậu vạn thọ nói là tặng Ba Má mà gãy nhiều bông thì sợ Ba Má cho là điềm gỡ.
Ngày 29 tết năm nay vì sợ vướng kiêng cử nên hai vợ chồng lật đa lật đật chạy đi mua vạn thọ.. hic... vạn thọ chợ chiều cuối năm cũng đâu còn nguyên vẹn... đành mua và nói láo rằng anh lấy nhằm chậu may là kịp biết nên đem chậu đúng tới cho Ba Má...
Cũng vì vậy mà mâm cơm năm nay không kịp nấu may là có chợ.. he.. he..
Ra về mà vẫn không quên cảnh Ba loay hoay chắp vá chậu vạn thọ... không biết Ba tôi nghĩ gì, ông có lấn cấn mấy điều kiêng kị ngày tết khi mà 2 chậu có 6 bông nở bị gãy 5 chỉ còn 1 bông.
Anh xã có lẽ bối rối nên vụng tính... giá như anh bình tĩnh để không bưng 2 chậu hoa gãy vô tặng người già thì đâu có gì phải lo âu.... hay là anh cũng bị ảnh hưởng bởi mấy điều kiêng kị mà hết biết làm gì cho phù hợp.
Ngày mùng 1, tội nghiệp Ba ngồi từ 10:30 sáng tới 2:30 chiều, không chịu ăn cơm để chờ con cháu... bữa cơm thật là vui, cười nói cụng li giòn tan....
...xoảng. ... tiếng ngả đổ, tiếng sắc gọn của vật thủy tinh....- cái kiếng mặt bàn ở phòng khách vở toang bởi vì đứa cháu nhỏ làm nghiêng mặt bàn...
Bữa cơm vẫn vui nhưng sao tui đây thấy có thoáng âu lo trong mắt mọi người.
Nếp nghĩ về những kiêng kị trong ngày tết đã chi phối & điều tiết vui buồn trong suốt cả năm chỉ bời vài sự cố bình thường. Từ đâu mà có những điều kiêng kị ấy?
Cho dù không thật sự tin dị đoan nhưng mà lòng vẫn lo âu. Cầu xin vạn sự lành đến với gia đình. Cầu cho Ba Má & anh chị em khỏe mạnh và vạn sự như ý.
Cầu được PHÚC trọn năm Bính Thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét