Bệnh quá không làm vườn đan móc, để blog không quạnh quẻ, xin chuyển sang đề tài GIA ĐÌNH trong ít lâu nhen bạn. Mong bạn ghé blog thường xuyên.
Bài 1: Dạy con 'MẸ NỊNH MẸ'
thư phương xa"Chị, Mỗi khi có mail chị, em đều chọn những thông tin về gia đình bên nhà để kể cho anh S nghe. Do đó anh S biết em vẫn liên lạc mail với chị, chị yên tâm không sợ bị hớ thông tin khi mail cho anh S.Cám ơn chị đã thương mà bảo vệ em.
Vậy là bé G. dù ngoài 30 tuổi, là bà mẹ 2 con rồi mà vẫn còn là bé ngoan của gia đình. Cháu vẫn còn lắng nghe người thân. Vui và xin chia tí hạnh phúc của cô út nhà mình.
Tâm lí chung, ko ai thích nghe 'moran', / mọi lời khuyên nhủ dù đó là lời khuyên được rút ra từ chính những va vấp... của bản thân người đưa ra lời khuyên/ đôi lúc rất thiết thực nhưng người nghe ít ai hứng thú lắng nghe, thậm chí còn cảm thấy từ ngán đến chán đến bực mình thậm chí đến quạo quọ.... và hậu quả là sợ gặp mặt/ sợ trò chuyện/ sợ liên lạc.
Cám ơn chị đã cho em sự thoải mái trong tâm tình tâm sự bấy lâu nay, ko sợ em ca kể mà còn có ý bảo vệ em. Mail cho chị đôi lúc em quên chị là chị chồng của em. Hạnh phúc.
Trong cuộc đời em, em đã bỏ qua giai đoạn gần gủi con cái.. vì vậy bây giờ nhìn lại em mới thấy rằng:
1/- ngay từ khi con biết nhận ra mình là mẹ (3-4 tháng tuổi) thì mình trong lúc âu yếm nựng nịu hoặc giải quyết cái khóc quấy hay khóc do bị bệnh của con bằng lời thì thầm giải thích . Bé sẽ không hiểu lời nói nhưng bé sẽ bắt được tín hiệu từ mẹ để rồi bé tự rút ra cảm nhận mà tự giác nín khóc...NHƯ VẬY LÀ BÉ ĐÃ DẦN QUEN LỜI GIẢI THÍCH CỦA MẸ cho dù bé chưa hiểu lời nói. Khi con biết hiểu được lời nói thì tránh nạt nộ hay dùng roi dọa phạt mà thay vào đó là những giải thích lí do tại sao vì sao không làm điều này phải làm điều kia, tại sao ko làm theo ý con muốn. Con trẻ rất nhạy bén, chúng tiếp thu rất nhanh và sửa sai cũng lẹ. Dùng roi / phạt là tối sách, lúc con còn bé nó sẽ dùng tiếng khóc để uy hiếp tinh thần của cha mẹ, khi lớn lên một tí thì biện pháp nạt nộ/ phạt sẽ làm cho đứa bé nghĩ ra cách nói dối để tránh bị phạt.. và hễ dùng phạt thì sẽ phải tăng dần... cuối cùng bậc cha mẹ sẽ có những đứa con biết dối trá mà không biết lắng nghe.
2/- người mẹ trẻ nào cũng yêu chồng do đó bài học dành cho con bao giờ mẹ trẻ cũng dạy con quyến luyến ba của chúng mà ko hề dạy con hướng về mình, mà người đàn ông thì phần đông là vô tư nhận sự bày tỏ tình cảm của con mà không hề bận tâm rằng do đâu con mình yêu mình đến như thế (họ có thể ko hề biết vợ mình đã dạy con nịnh thương yêu mình), thậm chí còn tưởng là do mình cưng chìu nên con mến mình.. VÀ DĨ NHIÊN là không có hay rất hiếm khi mẹ dạy con mình bày tỏ tình cảm với mẹ của chúng.... CHO NÊN có nhiều trường hợp con cái không quyến luyến mẹ bằng ba và nếu trong cuộc đời của chúng người cha không hề có ý thức dạy con, bỏ phế việc chăm dạy con cho vợ thì người mẹ là người thường xuyên răn dạy và nếu dạy có kiểu có áp dụng hình phạt thì khi lớn lên đứa con và người mẹ sẽ có khoảng cách mặc dù vẫn gọi là mẹ, vẫn hỏi han thăm viếng nhưng chỉ là phiến diện (trong sâu thẳm chúng ko có cái tình quyến luyến)... ĐỂ TRÁNH TRƯỜNG HỢP NÀY thì ngay khi con còn bé dưới 12 tháng mẹ nên dạy con nịnh mẹ, dạy con dựa dẫm bày tỏ tình cảm với mẹ và LUÔN DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ NGỌT NGÀO CÙNG CON trong những giây phút mà con sà vào lòng mẹ, con dựa vào mẹ và trò chuyện cùng mẹ....nói chung là trong dạy con yêu ba nó thì cũng nên chừa 1 khoảng để âu yếm dạy con nịnh mình ví dụ như dạy con ngồi dựa vào mẹ, ôm mẹ, hôn mẹ, hay bưng nước mời mẹ uống, hay mời mẹ miếng bánh, vẽ cái gì đó tặng mẹ, có cái gì thích thú thì tặng mẹ... Cho đến khi con lớn dần thì cũng vẫn tạo điều kiện cho con kề cận minh như hồi còn bé... có như vậy mới mong con có sự dạy bảo kịp thời trong những dịp con tâm sự hay trò chuyện cùng với mình.... BỞI LẼ ĐÓ cho nên tránh roi vọt và hình phạt mà nên thế vào bằng lời giải thích ngọt ngào chứ không phải là lời giải thích quở trách nghiêm khắc. (nói như vậy không có nghĩa là chìu con để con dắt mũi)
3/- Tại sao phải tự dạy con nịnh mình?
nếu chẳng may gặp phải người chồng vô tâm, hoặc ko biết cách giáo dục con hoặc vô trách nhiệm thì người mẹ rất cần thiết phải dạy con theo cách em vừa ghi... vì dạy như vậy ko có nghĩa là ích kỉ muốn con thương mình nhiều, mà là cách dạy có trách nhiệm bởi vì khi đứa con có điểm tựa vào mẹ thì người mẹ mới có thể gần con và con mới dễ dàng có thói quen tâm tình chia sẻ với mẹ ... để mẹ còn biết mà cho lời khuyên dạy kịp thời. Nghĩa là vẫn dạy con 'nịnh' cha và dạy con 'nịnh' mình.
Bởi vì, khi chỉ được dạy con hướng tình thương về cha thì trong ánh mắt của con trẻ lúc bé thơ thì có nhiều bé luôn thấy cha là thần tượng. Chúng hạnh phúc trong sự nựng nịu của cha. Nhưng người cha thì chỉ biết có cưng nựng lúc bé và không đầu tư về cách giáo dục về tác phong mẫu mực của người chồng người cha trải dài theo năm tháng... mọi giáo dục con đều đùn về bà vợ thì đứa con dễ bị hụt hẫng và người cha thần tượng trong tâm trí chúng sẽ sụp đổ khi chúng nhận ra cha chúng có những thiếu sót/sai sót đối với chúng với mẹ của chúng. Lúc đó, sự thất vọng sẽ làm không ít đứa con trở thành giận thậm chí hận không muốn nhìn mặt cha khi so sánh sự vất vả hay bất công mà cha dành cho mẹ chúng....
Mấy lúc đó người mẹ sẽ rất đau khổ - 1/ bất lực nhìn con bất kính với cha 2/ không nhận được tình cảm thiết tha từ đứa con cho dù chúng bênh mình mà bỏ cha. Nếu như con có sự gần gũi mẹ thì từ sự thân cận sẽ có những phút giây chia sẻ tâm tình và 2 nổi đau khổ này sẽ không là nỗi đau đớn cuối đời của một bà mẹ. (khổ vì chồng thiếu trách nhiệm với gia đình , khổ vì trông thấy con bất kính với cha mà không làm sao để san lấp cho bằng phẳng mối quan hệ cha con.... sống trong sự ray rức và thèm khát thương yêu từ chồng và từ những đứa con mình chăm bẳm và dành trọn yêu thương trong suốt quãng đời làm mẹ.
Thư dài, em ngừng nhen chị.em dâu của chị."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét